Tuesday, 31 January 2012

MĂNG CỤT-Garcinia mangostana

MĂNG CỤT
Pericarpium Garciniae mangostanae
            Dược liệu là vỏ quả của cây măng cụt - Garcinia mangostana L., họ Bứa Clusiaceae.
Đặc điểm thực vật
            Cây to. Vỏ chứa một chất gôm màu vàng. Lá dai, hoa đơn tính hay lưỡng tính 4 lá đài, 4 cánh hoa, nhiều nhị. Bầu 5 - 8 ô, mỗi ô chứa một noãn. Quả mọng có vỏ quả dày khi chín màu tím và mang đài tồn tại ở gốc. Hạt có áo hạt dày trắng, ngọt, ăn được. Cây trồng ở miền Nam nước ta để lấy quả ăn.
Thành phần hóa học
            Vỏ quả chứa 8% tanin, chất nhựa và các chất mangostin a, b, g. Đây là những dẫn chất xanthon. Các chất này có tinh thể màu vàng không vị, tan trong cồn, ether và chất kiềm, không tan trong nước. Khi tác dụng với FeCl3 thì cho màu lục đen nhạt, với acid sunfuric cho màu đỏ.
Công dụng
            Vỏ măng cụt dùng để chữa lỵ, tiêu chảy. 
www.duoclieu.org
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

No comments:

Post a Comment