V. SẮC KÝ.
Trong một dược liệu thường chứa một hỗn hợp tanin phức tạp gồm rất nhiều đồng phân và nhiều dẫn chất ở các mức độ polymer hoá khác nhau. Sắc ký đô tanin của một dược liệu cũng là "điểm chỉ" để nhận biết dược liệu đó. Sắc ký cũng là 1 phương tiện để phân tích những monomer tiền sinh ra tanin và những sản phẩm sau khi hoá giáng tanin.
Dịch chiết để tiến hành sắc ký nên dùng nước hoặc methanol nước. Nếu là dịch nước, có thể lắc với ethyl acetat để tách bớt đường, muối...Nếu bị nhũ hoá cần ly tâm.
Có thể tiến hành sắc ký giấy hoặc sắc ký lớp mỏng, đối với sắc ký lớp mỏng nên dùng polyamid. Thuốc thử phát hiện hay dùng là sắt ba chlorid (0,5ml dung dịch sắt ba chlorid trộn với 20ml ethanol). Những chất catechin thì cho màu hồng với vanilin-HCl (10ml dung dịch vanillin 1% trong nước trộn với 20ml HCl đậm đặc).
Nếu tiến hành sắc ký lớp mỏng với silicagel G thì dùng dung môi: Toluen- chloroform - aceton (40:25:35); với bột cellulose thì dùng dung môi chloroform- acid acetic- nước (50:45:5).
Nếu tiến hành S.K.G thì dùng giấy Whatman số 1, dung môi khai triển: n-butanol-acid acetic- nước (4:1:5).
www.duoclieu.org
TÀI LIỆU THAM KHẢONgô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
No comments:
Post a Comment