Friday, 10 August 2012

Kiểm nghiệm vi học Đại hoàng-Rheum palmatum

2.2.3. Đại hoàng

Rhizoma Rhei
Thân rễ đã cạo vỏ để nguyên hay thái thành phiến phơi hay sấy khô của các loài Đại hoàng (Rheum palmatum L.) hoặc (Rheum officinaleBaillon) hoặc giống lai của hai loài trên, họ Rau răm (Polygonaceae).
Đặc điểm dược liệu
Thân rễ tươi to, có thể có chiều dài 20 - 30cm, đường kính 8 - 10cm, có nhiều nhánh hình trụ đường kính 2 - 3cm. Sau khi đào về thì cắt bỏ rễ, còn thân rễ đem gọt bỏ vỏ ngoài, bổ nhỏ (dọc hoặc ngang) rồi phơi hoặc sấy khô. Cất giữ sau 1 năm mới dùng. Hình dạng bên ngoài: Những miếng hình thù không giống nhau, hình trụ hoặc một mặt phẳng một mặt lồi, dài 3 - 17cm, đường kính 3 - 10cm, lớp bần và một phần vỏ ngoài đã được gọt đi. Mặt ngoài màu vàng nâu, đôi khi có những đám màu đen nhạt, trên mặt đôi chỗ thấy rõ một mạng lưới màu trắng, mắt hình quả trám và những ngôi sao nhỏ. Khi bẻ vết bẻ màu đỏ cam, có hạt lổn nhổn. Mùi đặc biệt, vị đắng và chát.
Đặc điểm  bột dược liệu
Một số đặc điểm bột Đại hoàng
Hình 2.2.3a. Một số đặc điểm bột Đại hoàng
1. Mảnh bần; 2. Mảnh mô mềm; 3. Mảnh mạch; 4. Tinh thể calci oxalat; 5. Hạt tinh bột
Bột màu vàng sẫm, vị hơi đắng, mùi thơm dịu. Dưới ánh sáng tử ngoại có huỳnh quang nâu. Soi dưới kính hiển vi thấy: Mảnh bần (1), các mảnh tế bào mô mềm chứa tinh bột (2), các mảnh mạch chấm, mạch vạch, mạch mạng (3). Tinh thể calci oxalat hình cầu gai to, đường kính 0,05 - 0,08mm (4), thường bị vỡ thành các mảnh. Tinh bột hình tròn, có rốn hạt hình sao rõ, đường kính 0,01 - 0,02mm (5), hạt đơn hoặc kép 2, kép 3, kép 4, riêng lẻ hay tập trung thành khối (Hình 2.2.3a).
Đặc điểm vi phẫu
Hình 2.2.3b Đặc điểm vi phẫu thân rễ Đại hoàng
Hình 2.2.3b Đặc điểm vi phẫu thân rễ Đại hoàng
1. Tia ruột. 2. Tầng phát sinh. 3. Libe. 4. Gỗ

2 comments:

  1. Mình có người bạn thân bị bệnh gút. Trước chữa trị bằng tây y thấy không hợp nên đã chuyển qua thuốc đông y và thuốc nam. Gần đây nó mách mình bài thuốc chữa bệnh gout bằng món ăn tự nhiên rất hay. Các bạn có thể tham khảo

    ReplyDelete