Friday, 10 February 2012

HY THIÊM-Siegesbeckia orientalis L., họ Cúc - Asteraceae

HY THIÊM
Herba Siegesbeckiae
            Dược liệu là bộ phận trên mặt đất phơi khô của cây hy thiêm - Siegesbeckia orientalis L., họ Cúc - Asteraceae. Hy thiêm được ghi vào Dược điiển Việt Nam. Dược điển Trung Quốc  còn ghi thêm 2 loài khác S.pubescens Makino và S.glabrescens Makino.
Đặc điểm  thực vật và phân bố:
            Cây thuộc thảo cao 0,50-1 m, có nhiều cành có lông. Lá mọc đối, cuống ngắn, phiến lá hình tam giác hay thuôn hình quả trám, đầu lá nhọn phía cuống cũng thót lại, mép lá có răng cưa, mặt dưới có lông. Cụm hoa đầu, màu vàng, cuống có lông và tuyến chất dính. Quả đóng hình trứng.
            Cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Trung quốc và một số nước đông nam Á đều có.
Thành phần hóa học:
            - Darutosid là một diterpenoid glycosid khi thủy phân bằng enzym thì tách ra phần đường là glucose, phần aglycon được gọi là darutigenol (=darutene-7, triol-3,17,18). Phần đường glucose trước đây cho rằng được nối vào OH ở C-17, về sau được xác định lại nối vào OH ở C-3 (J.H.Kim - 1979).
            - Orientin và orientalid là 2 chất diterpen lacton.
            - Một dẫn chất flavonoid là 3,7-dimethyl quercetin.

Công dụng:
            Y học dân tộc cổ truyền dùng là thuốc chữa tê thấp, đau nhức xương.
            Nhân dân Madagascar dùng để điều trị các vết thương.
            Ngày dùng 8-16 g dạng thuốc sắc hoặc thuốc cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

No comments:

Post a Comment