Saturday, 11 February 2012

SÁP ONG-Cera flava

SÁP ONG

Cera flava (sáp Ong vàng) và Cera alba (sáp Ong trắng).
Sáp Ong được tiết ra từ các bộ phận bài tiết ở dưới bụng con Ong mật Apis mellifica L. Họ Ong - Apidae. Ong mật dùng sáp để xây tổ.

Tổ ong mật, sau khi lấy hết mật được đem đun với nước. Sáp sẽ chảy ra ta thu được sáp ong vàng (Cera flava). Đem phơi nắng, ta thu được sáp trắng (Cera alba). Có thể làm trắng bằng các chất oxy hoá khác, nhưng những loại sáp này qui định không được dùng trong Ngành dược.
Sáp ong có độ chảy 61 - 66oC. Thành phần cấu tạo chủ yếu là các myricyl palmilat, myricyl cerotat, các alcol myricylic, cerylic tự do, acid cerotic tự do và các thành phần hydrocarbon C26, C28, C32. Từ dãy carbua hydro C28 đã phân lập được các hợp chất 9-methylheptacosan, 11-mehtylhepatacosan và 13-methylheptacosan, ngoài ra còn có hợp chất hydrocarbon có mạch nhánh. Tuy nhiên thành phần cấu tạo của sáp ong cũng thay đổi theo từng vùng.
Sáp ong được dùng làm tá dược thuốc mỡ, thuốc sáp, thuốc cao dán. Y học dân tộc cổ truyền còn dùng để cầm máu chữa lỵ và chữa viêm tại giữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ và cs. (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

3 comments:

  1. cho em hỏi trong 2 loại thì sáp ong nào dùng tốt hơn ạ?

    ReplyDelete
  2. nếu trong bào chế, dùng sáp ong vàng thì có ảnh hưởng gì không ạ?

    ReplyDelete
  3. Nếu làm thuốc viên hoàn (thuốc đông dược) thì được, nếu làm tá dược trong thuốc tân dược thì sẽ ảnh hưởng đến pha trộn mầu của thuốc

    ReplyDelete