Saturday 8 June 2013

CHẸO-CÔNG DỤNG CÁCH DÙNG-CÂY THUỐC NAM

CHẸO


Tên khác: Chẹo tía.
Tên khoa học: Engelhardtia roxburghiana Lindl.; thuộc họ Hồ đào (Juglandaceae).
Mô tả: Cây gỗ lớn, cành non có lông sát. Lá kép lông chim có 2-5 đôi lá chét hình ngọn giáo, dài đến 15cm, mép nguyên hai mặt không lông gân phụ 12-13 cặp. Hoa đực họp thành bông đuôi sóc, tụ thành chuỳ; hoa hầu như không cuống, bao hoa 4 thuỳ; nhị 10. Hoa cái có cuống, bầu có 4 đầu nhuỵ, không có vòi. Quả bế có cánh với thuỳ giữa dài tới 4cm. Ra hoa vào tháng 4-5.
Bộ phận dùng: Vỏ và lá (Cortexet Folium Engelhardtiae).
Phân bố sinh thái: Cây mọc hoang trong rừng trung du miền Bắc từ Bắc Thái, Hà Bắc, Hà Tây qua Nghệ An, tới Quảng Trị, Quảng Nam-Đà Nẵng, Kontum. Còn phân bố ở Lào, Nam Trung Quốc.
Thành phần hoá học: Vỏ chứa nhựa độc.
Tính vị, tác dụng: Lá có độc đối với cá.

Công dụng: Nhân dân dùng vỏ và lá cây này giã nát cho vào nước suối đã được chặn lại để duốc cá.

No comments:

Post a Comment