CÒ CÒ
Tên khác: Ngổ rừng, Tu hùng tai.
Tên khoa học: Pogostemon auricularius (L.) Hassk.; thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae).
Tên đồng nghĩa: Dysophylla auricularia (L.) Blume
Mô tả: Cây thảo hằng năm; cao 0,50-1,50m. Thân vuông, dãy nhiều hay ít, mọc đứng hay nằm, phân nhánh, có lông lởm chởm, với lông dài rậm. Lá mọc đối, khụng cuống hay có cuống, phiến bầu dục, thuôn hay thuôn-mũi mác, gần nhọn ở đầu, dài 3-7cm, rộng 1,5-2,5cm, tròn ở gốc, thường có răng cưa mép. Hoa bầu dục nhẵn.
Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba Pogostemonis).
Phân bố sinh thái: Cây mọc ở bờ các suối và cả trên đồng ruộng ở nhiều nơi miền Bắc vào tới các tỉnh Tây Nguyên. Thu hái vào mùa hè và mùa thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Vị chát, tính mát; có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, làm lành vết thương.
Công dụng, liều dùng: Thường dùng chữa 1. Cảm sốt, sốt rét, đau họng; 2. Rắn cắn; 3. Lở ngoài da, eczema. Liều dùng 12-24g tươi, 10-15g khô, dạng thuốc sắc. Ðể dùng ngoài, giã cây tươi và chiết dịch để đắp, hoặc đun sôi lấy nước rửa. Ở Java, người ta dùng lá để ăn trị đau dạ dày. Ở Malaysia, người ta lấy toàn cây giã ra và chế thành thuốc đắp trên bụng trị đau bụng do rối loạn đường ruột trẻ em. Nước sắc toàn cây dùng rửa trị thấp khớp.
No comments:
Post a Comment