Mỗi ký đỉa trâu được các chủ vựa mua khắp nơi từ 80.000-150.000 đồng rồi cấp đông chuyển qua Trung Quốc. Trong quá trình sơ chế đỉa, loài hút máu này mặc nhiên sinh sôi ngay giữa khu dân cư, trở thành nỗi ám ảnh của người dân xung quanh.
Khi nghe chúng tôi thông tin có đỉa bán thì tức khắc ông Vương, một đầu mối gom mua đỉa trâu tại Tân Biên (Tây Ninh), vồ vập qua điện thoại: “Đỉa bao nhiêu bên tui cũng thu gom hết, giá 80.000 đồng/kg”.
Ông Vương cho biết, thời gian gần đây đỉa được các bạn hàng bên Trung Quốc đặt nhiều hơn. Để có nguồn cung 200-300kg đỉa sống từ Tây Ninh lên Sài Gòn, ông phải huy động hàng chục người đi “bẫy” đỉa ở các đầm lầy, ao hồ, nơi vùng trũng có nhiều trâu bò hay động vật có máu nóng rất có nhiều đỉa sinh sống.
Ông Vương cho biết, thời gian gần đây đỉa được các bạn hàng bên Trung Quốc đặt nhiều hơn. Để có nguồn cung 200-300kg đỉa sống từ Tây Ninh lên Sài Gòn, ông phải huy động hàng chục người đi “bẫy” đỉa ở các đầm lầy, ao hồ, nơi vùng trũng có nhiều trâu bò hay động vật có máu nóng rất có nhiều đỉa sinh sống.
Bao nhiêu đỉa đem tới đều được lò bà Kim Anh mua sạch.
“Chỉ cần một cái vợt với ít huyết heo, đỉa thấy mùi máu vây lại thì lấy vợt mà hớt” - ông Vương dặn dò thêm trước khi cúp máy. Mua đủ trăm ký, ông Vương chuyển về căn nhà ở tổ 1, ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, Hóc Môn của chủ vựa Kim Anh, vợ một người Trung Quốc.
150.000 đồng/kg đỉa sống:
150.000 đồng/kg đỉa sống:
Nhiều điểm gom mua đỉa Lò đỉa của bà Kim Anh là nơi trung gian chính liên lạc trực tiếp xuất hàng qua Trung Quốc, do đó gần như tất cả các điểm gom mua nhỏ lẻ ở tỉnh Tây Ninh và một số tỉnh miền Tây đều bán lại trực tiếp cho lò này.Theo tìm hiểu của chúng tôi, có khoảng 20 điểm gom mua đỉa cung cấp cho bà Kim Anh. Các điểm này chịu sự chi phối của bà Kim Anh về giá cả và số lượng đỉa trâu mà bà cần. Ông Dương ở Tân Biên (Tây Ninh), một điểm mua đỉa lẻ cung cấp cho bà Kim Anh, cho biết: “Tụi này chỉ biết chuyển lên cho bà Kim Anh chứ không biết hàng xuất đi đâu và làm gì. Vả lại trước khi bắt phải luôn gọi hỏi bà trước xem còn thu mua hay không. Có khi đủ đỉa bán mà bà ta hết lấy hàng thì cũng đành vứt đi. Tui cũng chỉ là một trong số những đầu mối chuyển đỉa cho bà ta thôi”. |
Chiều 19-10, chúng tôi đến địa chỉ trên thì bà chủ Kim Anh không có nhà. Bà Hạ (mẹ của bà Kim Anh) thấy khách tới hỏi mối cung cấp đỉa thì đon đả dặn ngay: “Nhớ là đỉa phải còn sống mới được, giá 150.000 đồng/kg giao tận nhà tôi”.
Bà Hạ mách nước: “Muốn đỉa sống thì phải cho chúng vào túi vải mùng có hai lớp. Để vào bao nhựa chúng chết không dùng được đâu”. Cùng lúc đó, hai thanh niên đi xe gắn máy biển số tỉnh Tây Ninh chở bốn bao tải lớn vào. Hai thanh niên này vừa khệ nệ bỏ xuống tháo miệng bao, vô số đỉa bằng ngón tay lúc nhúc. Bà Hạ tỏ vẻ mừng rỡ: “Hôm nay hàng về khá quá”. Cộng trọng lượng các bao, bà Hạ cười hết cỡ: “206kg, hơn ba mươi triệu rồi đấy”.
Theo bà Hạ, trước kia vựa đỉa của bà nhận cả đỉa đã phơi khô với giá 1,5 triệu đồng/kg. Tuy nhiên thời gian gần đây do yêu cầu của bạn hàng nên chỉ nhận mua hàng còn sống. Bà Hạ nói: “Giờ lấy hàng sống về cấp đông chuyển đi cho họ sơ chế luôn. Để lạnh đỉa sống được tới mấy ngày, cả tuần lận mà”. Tuy vậy bà Hạ cũng không biết bên Trung Quốc người ta dùng đỉa để làm gì.
Có đỉa đến, hai nhân công được thuê với mức lương 100.000 đồng/ngày bắt đầu công việc quen thuộc của mình. Đầu tiên là ngâm nước đá cho đỉa co lại và tiết ra dịch nhớt, sau đó rửa, cho vào khay với trọng lượng 10kg/khay. Cuối cùng là sắp xếp các khay vào trong hai tủ lạnh loại lớn để cấp đông. Trong khoảng sân chừng 6m2, hai nhân công liền tay vốc từng nắm đỉa ném vào khay.
Lễ, nhân công quê Lâm Đồng, nói: “Đỉa cắn hoài à, nhức lắm. Nhưng làm riết rồi quen, chẳng sợ nữa”.
Chiều 20-10, chúng tôi quay lại thì bà Kim Anh ra đón, chỉ nói vài câu: “Đỉa ở đây chủ yếu được gom từ các huyện Tân Biên, Châu Thành, Gò Dầu (Tây Ninh), có khi từ Campuchia về. Có gì cứ liên lạc qua điện thoại”.
Lúc này, hai nhân công đang đem từng khay đỉa ra kiểm tra, lọc lại những thứ thừa do đỉa tiết ra trong quá trình cấp đông. Một người chỉ ra chiếc xe tải in dòng chữ “Thu mua ốc bươu vàng” đậu đầu hẻm bảo: “Đợt này đi được cả tấn, tranh thủ kiểm tra lại để tối nay xuất hàng...”.
Bà Hạ mách nước: “Muốn đỉa sống thì phải cho chúng vào túi vải mùng có hai lớp. Để vào bao nhựa chúng chết không dùng được đâu”. Cùng lúc đó, hai thanh niên đi xe gắn máy biển số tỉnh Tây Ninh chở bốn bao tải lớn vào. Hai thanh niên này vừa khệ nệ bỏ xuống tháo miệng bao, vô số đỉa bằng ngón tay lúc nhúc. Bà Hạ tỏ vẻ mừng rỡ: “Hôm nay hàng về khá quá”. Cộng trọng lượng các bao, bà Hạ cười hết cỡ: “206kg, hơn ba mươi triệu rồi đấy”.
Theo bà Hạ, trước kia vựa đỉa của bà nhận cả đỉa đã phơi khô với giá 1,5 triệu đồng/kg. Tuy nhiên thời gian gần đây do yêu cầu của bạn hàng nên chỉ nhận mua hàng còn sống. Bà Hạ nói: “Giờ lấy hàng sống về cấp đông chuyển đi cho họ sơ chế luôn. Để lạnh đỉa sống được tới mấy ngày, cả tuần lận mà”. Tuy vậy bà Hạ cũng không biết bên Trung Quốc người ta dùng đỉa để làm gì.
Có đỉa đến, hai nhân công được thuê với mức lương 100.000 đồng/ngày bắt đầu công việc quen thuộc của mình. Đầu tiên là ngâm nước đá cho đỉa co lại và tiết ra dịch nhớt, sau đó rửa, cho vào khay với trọng lượng 10kg/khay. Cuối cùng là sắp xếp các khay vào trong hai tủ lạnh loại lớn để cấp đông. Trong khoảng sân chừng 6m2, hai nhân công liền tay vốc từng nắm đỉa ném vào khay.
Lễ, nhân công quê Lâm Đồng, nói: “Đỉa cắn hoài à, nhức lắm. Nhưng làm riết rồi quen, chẳng sợ nữa”.
Chiều 20-10, chúng tôi quay lại thì bà Kim Anh ra đón, chỉ nói vài câu: “Đỉa ở đây chủ yếu được gom từ các huyện Tân Biên, Châu Thành, Gò Dầu (Tây Ninh), có khi từ Campuchia về. Có gì cứ liên lạc qua điện thoại”.
Lúc này, hai nhân công đang đem từng khay đỉa ra kiểm tra, lọc lại những thứ thừa do đỉa tiết ra trong quá trình cấp đông. Một người chỉ ra chiếc xe tải in dòng chữ “Thu mua ốc bươu vàng” đậu đầu hẻm bảo: “Đợt này đi được cả tấn, tranh thủ kiểm tra lại để tối nay xuất hàng...”.
Việc sơ chế đỉa rất sơ sài nên nhiều đỉa đã bò ra ngoài.
Người dân lo lắng:
Vựa đỉa của bà Kim Anh đã hoạt động gần hai năm nay nhưng gần ba tháng nay hoạt động liên tục và phát tán vô tội vạ ra môi trường nước ở khu vực. Trong quá trình “sơ chế”, nhiều đỉa lớn nhỏ bò ra ngoài đều nhanh chóng được dùng chân gạt mạnh sang xung quanh, mặc chúng bò đâu thì bò. Quanh nhà bà Hạ còn hơn 20 lô đất trống gần 1ha, đến mùa mưa thì ngập nặng. Các túi lưới lủng lẳng đỉa trâu lần lượt được rửa loại bỏ tạp chất. Nhiều con đói máu mau chóng bám vào tay hai nhân công.
Ông Quảng, làm việc tại đây, vội gỡ những con đỉa dính vào bàn tay, nói: “Để lâu chút nữa là nó hút máu, nhiều chứ chẳng ít đâu”. Xong việc, ông Quảng thản nhiên dùng vòi xịt luôn đám đỉa bò trên sân. Hàng trăm con đỉa lớn nhỏ theo vòi nước trườn thẳng xuống vùng ngập nước xung quanh tìm đường thoát thân.
Nhiều con bò lổm ngổm lên thềm nhà. Những bao lưới còn dính lủng lẳng đỉa, xô đựng đỉa vấy máu đỏ lòm cũng được hai nhân công này thản nhiên nhúng luôn xuống vùng nước ngập. Một người bà con của bà Hạ đến chơi thấy vậy chèn lời: “Chẳng cần đi đâu xa bắt cho mệt, chịu khó đi vợt vòng vòng đám ngập khu này một lúc cũng được 2-3kg rồi”(!).
Những năm trước, người dân trong khu dân cư mới này chiều chiều lại rủ nhau ra tán dóc, câu cá hay tận dụng vài đọt rau muống cho bữa tối. Nay thì đến trẻ con cũng bị người lớn cấm lảng vảng ra mé nước vì sợ đỉa. Dù cách xa lò đỉa Kim Anh hơn 30m nhưng chỉ cần cầm một cành cây khuấy động mặt nước, vô số đỉa to nhỏ nổi lên lượn lờ, bám luôn cả cành cây.
Anh Phúc, một người dân sống trong hẻm, giơ cành cây còn bám đầy đỉa nói: “Mới có ông già ấp trên không biết chuyện, thò chân xuống tính vớt rau thấy ngưa ngứa nhảy lên bờ thì chân đã dính gần chục con đỉa”.
Không chỉ có thế, nhà anh Thắng nằm ngay giữa vùng ngập, cả gia đình mấy phen hoảng hồn khi phát hiện đỉa chui ngược từ lỗ thoát nước trong phòng vệ sinh. Anh Thắng lắc đầu ngao ngán: “Ăn, ngủ lúc nào cũng bị ám ảnh đỉa. Nó dính vào hút máu còn đỡ, chứ sơ ý để mảnh tàn (mảnh tàn có thể phát triển thành đỉa con và sống ký sinh trong cơ thể - PV) của nó chui vào người thì toi chắc!”.
Anh Thành, ở đối diện nhà anh Thắng, cho hay năm trước nhà bà Hạ đã gom mua đỉa. Thời gian đó bà Hạ còn rủ rê người dân trong tổ đi bắt đỉa bán hoặc qua phụ bà ta xâu đỉa để phơi khô. “Những xâu đỉa giăng ngang dọc, bà con phải yêu cầu bà Hạ không được phơi nữa, lỡ bay tàn để trẻ hít phải thì rất nguy hiểm. Bà con phản ứng dữ quá, bà ta không xâu dây thép phơi nữa mà trải bạt nhựa ra phơi, chiều chiều lại thấy bà nhặt những con hình như không đủ tiêu chuẩn vứt bừa xung quanh” - anh Thành kể.
Ông Hiệp, tổ trưởng tổ 1 (ấp Chánh 1), cho biết: “Trước đây năm nào cũng làm ruộng mà có bao giờ gặp phải đỉa đâu, giờ thì nó đầy ra. Tui đang tính cùng bà con làm đơn kiến nghị lên trên, không thì phải chung tay mua vôi rắc xuống ngăn chặn bớt những khi nước ngập...”.
Vựa đỉa của bà Kim Anh đã hoạt động gần hai năm nay nhưng gần ba tháng nay hoạt động liên tục và phát tán vô tội vạ ra môi trường nước ở khu vực. Trong quá trình “sơ chế”, nhiều đỉa lớn nhỏ bò ra ngoài đều nhanh chóng được dùng chân gạt mạnh sang xung quanh, mặc chúng bò đâu thì bò. Quanh nhà bà Hạ còn hơn 20 lô đất trống gần 1ha, đến mùa mưa thì ngập nặng. Các túi lưới lủng lẳng đỉa trâu lần lượt được rửa loại bỏ tạp chất. Nhiều con đói máu mau chóng bám vào tay hai nhân công.
Ông Quảng, làm việc tại đây, vội gỡ những con đỉa dính vào bàn tay, nói: “Để lâu chút nữa là nó hút máu, nhiều chứ chẳng ít đâu”. Xong việc, ông Quảng thản nhiên dùng vòi xịt luôn đám đỉa bò trên sân. Hàng trăm con đỉa lớn nhỏ theo vòi nước trườn thẳng xuống vùng ngập nước xung quanh tìm đường thoát thân.
Nhiều con bò lổm ngổm lên thềm nhà. Những bao lưới còn dính lủng lẳng đỉa, xô đựng đỉa vấy máu đỏ lòm cũng được hai nhân công này thản nhiên nhúng luôn xuống vùng nước ngập. Một người bà con của bà Hạ đến chơi thấy vậy chèn lời: “Chẳng cần đi đâu xa bắt cho mệt, chịu khó đi vợt vòng vòng đám ngập khu này một lúc cũng được 2-3kg rồi”(!).
Những năm trước, người dân trong khu dân cư mới này chiều chiều lại rủ nhau ra tán dóc, câu cá hay tận dụng vài đọt rau muống cho bữa tối. Nay thì đến trẻ con cũng bị người lớn cấm lảng vảng ra mé nước vì sợ đỉa. Dù cách xa lò đỉa Kim Anh hơn 30m nhưng chỉ cần cầm một cành cây khuấy động mặt nước, vô số đỉa to nhỏ nổi lên lượn lờ, bám luôn cả cành cây.
Anh Phúc, một người dân sống trong hẻm, giơ cành cây còn bám đầy đỉa nói: “Mới có ông già ấp trên không biết chuyện, thò chân xuống tính vớt rau thấy ngưa ngứa nhảy lên bờ thì chân đã dính gần chục con đỉa”.
Không chỉ có thế, nhà anh Thắng nằm ngay giữa vùng ngập, cả gia đình mấy phen hoảng hồn khi phát hiện đỉa chui ngược từ lỗ thoát nước trong phòng vệ sinh. Anh Thắng lắc đầu ngao ngán: “Ăn, ngủ lúc nào cũng bị ám ảnh đỉa. Nó dính vào hút máu còn đỡ, chứ sơ ý để mảnh tàn (mảnh tàn có thể phát triển thành đỉa con và sống ký sinh trong cơ thể - PV) của nó chui vào người thì toi chắc!”.
Anh Thành, ở đối diện nhà anh Thắng, cho hay năm trước nhà bà Hạ đã gom mua đỉa. Thời gian đó bà Hạ còn rủ rê người dân trong tổ đi bắt đỉa bán hoặc qua phụ bà ta xâu đỉa để phơi khô. “Những xâu đỉa giăng ngang dọc, bà con phải yêu cầu bà Hạ không được phơi nữa, lỡ bay tàn để trẻ hít phải thì rất nguy hiểm. Bà con phản ứng dữ quá, bà ta không xâu dây thép phơi nữa mà trải bạt nhựa ra phơi, chiều chiều lại thấy bà nhặt những con hình như không đủ tiêu chuẩn vứt bừa xung quanh” - anh Thành kể.
Ông Hiệp, tổ trưởng tổ 1 (ấp Chánh 1), cho biết: “Trước đây năm nào cũng làm ruộng mà có bao giờ gặp phải đỉa đâu, giờ thì nó đầy ra. Tui đang tính cùng bà con làm đơn kiến nghị lên trên, không thì phải chung tay mua vôi rắc xuống ngăn chặn bớt những khi nước ngập...”.
Cần nghiêm cấm: Theo thạc sĩ Phùng Lê Cang - trưởng phòng thí nghiệm động vật bộ môn sinh thái và sinh học tiến hóa khoa sinh học Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM, đỉa trâu (Hirudinaria manillensis) thuộc ngành giun đốt (annelida), thuộc lớp đỉa (hirudinea, còn gọi là lớp giun không tơ achaeta). Đây là sinh vật sống ngoại ký sinh, nguồn thức ăn chính là máu của các loài động vật thuộc nhóm động vật có xương sống. Khi bám vào sinh vật chủ, răng nó sẽ cứa vào da làm chảy máu vật chủ, nhờ có chất hirudin có hoạt tính gây tê cục bộ và chống đông máu tiết ra từ tuyến đơn bào trên thành hầu làm máu vật chủ không bị đông và đỉa rời vật chủ khi đã hút no máu. Vì thế, sinh vật chủ khi bị đỉa cắn sẽ khó nhận biết và vị trí bị cắn khó cầm máu. Hiện nay trong y học hiện đại, một số nghiên cứu đang có xu hướng ly trích và sử dụng hoạt chất hirudin để sản xuất thuốc điều trị các bệnh về tim mạch, tắc nghẽn mạch máu, xơ vữa động mạch... Còn theo GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh - chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam, dù đỉa là loài động vật không quý hiếm nhưng có những chức năng với hệ sinh thái đất. Việc bắt đỉa với số lượng lớn sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái, đến các thực vật, động vật khác. Đỉa trâu có thể đi lạc và sống ký sinh, sinh sản phát triển ngay trong cơ thể động vật và có sức sống khá mãnh liệt trong nhiều môi trường. Người dân nên cảnh giác, đừng vì lợi nhuận trước mắt với hiện tượng mua đỉa như trên bởi có thể gây ra hậu quả khó lường. “Tôi đề nghị cơ quan chức năng quản lý kiểm tra, xử lý việc mua bán đỉa và phát tán đỉa ra môi trường đô thị” - GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh kiến nghị. |
Theo Ngọc Khải - Sơn Lâm (Báo Tuổi Trẻ)
No comments:
Post a Comment