Ngành công nghiệp dược liệu Việt Nam phát triển khi chúng ta thực hiện “xã hội hóa” quy hoạch nuôi trồng, chế biến ở các vùng dược liệu theo tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng, thu hái và sản xuất tốt (WHO – GACP) đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Bảo tồn phải đi đôi với khai thác hợp lý và phát triển cây thuốc, hiện đại hóa và tiêu chuẩn hóa thuốc sản xuất từ dược liệu. Và Việt Nam trở thành “vườn dược liệu” như thế nào?
Tiềm năng miền nhiệt đới:
Theo điều tra của Viện Dược liệu, nước ta có 3.948 loài cây thuốc, 52 loài tảo biển, 75 loại khoáng vật, 408 loài động vật làm thuốc. Việt Nam có điều kiện khí hậu nhiệt đới nên cây thuốc mọc quanh năm. Hơn nữa, nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm trồng và sử dụng cây thuốc, chúng ta có khả năng chiết tách và nghiên cứu nhiều dạng thuốc mới từ dược liệu từ nguồn tài nguyên hoang dại rất phong phú, đa dạng này. Theo PGS.TS. Nguyễn Thượng Dong – Viện trưởng Viện Dược liệu: “Để bổ sung cho kho tàng tài nguyên cây thuốc nước nhà, gần 50 năm qua chúng ta nhập nội hơn 300 loài cây thuốc, trong đó có 60 loài đã trở thành hàng hóa rất phổ biến như đương quy, ngưu tất, bạch truật...”. Nhờ khí hậu nhiệt đới mà nước ta có ưu thế về cây thuốc hơn các nước khác. Điển hình là vùng núi Ngọc Linh, Tây Nguyên có một số loài thực vật chưa từng được mô tả hay mới “xum tụ” về đây nhưng lại có “tổ tiên” tận các vùng ôn đới, Himalaya, Nam Trung Quốc, Indo – Malaya. Đây cũng là vùng mà họ Nhân sâm phát triển mạnh với số loài và cá thể phong phú. Hiện nay, vùng sâm Việt Nam được xem là vùng sâm thuộc khu vực nhiệt đới độc nhất còn lại trên thế giới.
Theo điều tra của Viện Dược liệu, nước ta có 3.948 loài cây thuốc, 52 loài tảo biển, 75 loại khoáng vật, 408 loài động vật làm thuốc. Việt Nam có điều kiện khí hậu nhiệt đới nên cây thuốc mọc quanh năm. Hơn nữa, nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm trồng và sử dụng cây thuốc, chúng ta có khả năng chiết tách và nghiên cứu nhiều dạng thuốc mới từ dược liệu từ nguồn tài nguyên hoang dại rất phong phú, đa dạng này. Theo PGS.TS. Nguyễn Thượng Dong – Viện trưởng Viện Dược liệu: “Để bổ sung cho kho tàng tài nguyên cây thuốc nước nhà, gần 50 năm qua chúng ta nhập nội hơn 300 loài cây thuốc, trong đó có 60 loài đã trở thành hàng hóa rất phổ biến như đương quy, ngưu tất, bạch truật...”. Nhờ khí hậu nhiệt đới mà nước ta có ưu thế về cây thuốc hơn các nước khác. Điển hình là vùng núi Ngọc Linh, Tây Nguyên có một số loài thực vật chưa từng được mô tả hay mới “xum tụ” về đây nhưng lại có “tổ tiên” tận các vùng ôn đới, Himalaya, Nam Trung Quốc, Indo – Malaya. Đây cũng là vùng mà họ Nhân sâm phát triển mạnh với số loài và cá thể phong phú. Hiện nay, vùng sâm Việt Nam được xem là vùng sâm thuộc khu vực nhiệt đới độc nhất còn lại trên thế giới.
Cả nước hiện có 136 loài cây thuốc đang được trồng và mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 15.600 tấn (tính cả cây thuốc hoang dại là 27.700 tấn – PV). Trong khi nhu cầu dược liệu trong nước là 59.548 tấn/năm gồm: phục vụ công nghiệp dược 20.110 tấn, hệ thống chữa bệnh bằng y học cổ truyền (YHCT) 18.452 tấn và xuất khẩu 20.986 tấn (đã bao gồm cả số lượng dược liệu phục vụ chưng cất tinh dầu và chiết xuất một số hợp chất tinh khiết). Nhu cầu về dược liệu ngày càng gia tăng do hệ thống điều trị bằng phương pháp YHCT đã được WHO công nhận, số người có nhu cầu sử dụng dược liệu để chữa trị bệnh ngày càng gia tăng. Nhiều nhà khoa học cho rằng, các hợp chất thiên nhiên do đã tồn tại trong tế bào sống của cây thuốc... nếu được phân lập thành nguyên liệu làm thuốc, chúng rất nhanh thích nghi với tế bào sống của người, có tác dụng chống lão hóa.... Do đó khả năng hấp thu sẽ tốt và ít độc hơn so với các các chất tổng hợp hóa học chưa bao giờ tồn tại trong tế bào sống. Mặt khác, công nghiệp hóa dược, hóa dầu ở nước ta chưa phát triển nên dược liệu vẫn là nền tảng trong nền công nghiệp nguyên liệu.
Tầm nhìn thương hiệu Việt:
TS. Cao Minh Quang – Thứ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo: “Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và lưu thông phân phối dược liệu, thuốc từ dược liệu chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Thực tế còn rất nhiều tồn tại, bất cập như: việc triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật còn rất hạn chế, thiếu quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Dược Việt Nam, quy hoạch các vùng dược liệu trọng điểm, chưa ban hành chính thức tiêu chuẩn GAP/GACP, chưa phân rõ đầu mối việc quản lý dược liệu, thuốc từ dược liệu, thuốc – thực phẩm giữa các vụ/cục thuộc Bộ Y tế, hoặc chưa hình thành hệ thống quản lý chuyên ngành tại địa phương. Thiếu chuyên luận về dược liệu, thuốc từ dược liệu, chưa có bộ dược liệu chuẩn, thiếu quy định về điều kiện đối với sơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu theo nguyên tắc GMP. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa nông – lâm nghiệp và y tế, thiếu phối hợp đồng bộ giữa các ngành trong việc phát triển các vùng dược liệu, giữa bộ phận canh tác với doanh nghiệp, chưa có đơn vị làm đầu mối hướng dẫn về kỹ thuật chọn nguồn gen, nuôi trồng và chế biến dược liệu... Vấn đề đầu tư xây dựng, hiện đại hóa và tiêu chuẩn hóa theo yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới vì năm 2010 là hạn cuối để tất cả các doanh nghiệp phải đạt tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng, thu hái và sản xuất tốt.
PGS.TS. Nguyễn Thượng Dong - Viện trưởng Viện Dược liệu, cho biết: Tài nguyên dược liệu hoang dại là vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia. Để tránh khai thác kiệt quệ dẫn đến tuyệt chủng, chỉ nên khai thác 10% trữ lượng của mỗi loài. Ví dụ, năm 1984 Nhà nước quy hoạch vùng sâm thành vùng cấm quốc gia nhưng trong hai thập kỷ qua, do khai thác quá mức nên sâm Việt Nam có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hiện nay, chỉ có thể tìm thấy sâm Việt Nam còn sót ở độ cao 1.900 – 2.200m, song cũng rất hiếm. Ngoài ra, chúng ta quan tâm nhập nội một số loài cây thuốc có giá trị sử dụng lớn trên thế giới mà Việt Nam chưa có. Hiện nay, sản xuất trong nước mới đáp ứng được 46% nhu cầu của thị trường. Phần thiếu hụt cần được bổ sung bằng cách mở rộng quy mô các vùng trồng cây thuốc truyền thống theo mô hình vườn trang trại nhưng phải được công nghiệp hóa.
Định hướng công tác phát triển dược liệu Việt Nam từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 nêu rõ tập trung nghiên cứu và hiện đại hóa công nghệ chế biến, sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, quy hoạch, xây dựng các vùng nuôi trồng và chế biến dược liệu theo tiêu chuẩn GACP. Bên cạnh đó, vẫn tăng cường công tác kiểm nghiệm, thanh kiểm tra bảo đảm chất lượng dược liệu, bán thành phẩm và thuốc từ dược liệu, phân rõ trách nhiệm cho các ban, ngành, chú trọng đào tạo cán bộ chuyên sâu. Phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống thuốc nhập lâu, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc không được phép lưu hành, để chống tình trạng nhập lậu thuốc nhằm hạn chế việc nhập khẩu dược liệu, thuốc Đông dược, thuốc từ dược liệu theo con đường tiểu ngạch.
Theo duoclieuvietnam
No comments:
Post a Comment