XẠ CAN
Rhizoma Belamcandae.
Bộ phận dùng là thân rễ cây rẽ quạt hay còn gọi là xạ can - Belamcanda chinensis Lem., họ La-dơn - Iridaceae.
Đặc điểm thực vật.
Cây thảo, sống dai, lá mọc thẳng đứng xếp thành 2 dãy, mép lá chồng lên nhau. Bao hoa có 6 bộ phận màu vàng cam điểm những đốm tía. Quả nang hình trứng, hạt xanh đen hình cầu, bóng. Cây mọc hoang và trồng ở nhiều nơi ở nưóc ta.
Thu hái: Thân rễ đào vào mùa thu, rửa sạch thái miếng, phơi khô.
Thành phần hóa học
Tên chất | Nhóm thế | |||||
5 | 6 | 7 | 3’ | 4’ | 5’ | |
Tectorigenin | OH | OMe | OH | OH | ||
Iristectorigenin A | OH | OMe | OH | OH | OMe | |
7-O-methylirisolidon | OH | OMe | OMe | OMe | ||
Belamcandin | OH | OMe | OMe | OMe | OMe | |
Dichotomitin | OH | OCH2O | OH | OMe | OMe | |
Irisfloretin | OMe | OCH2O | OMe | OMe | OMe | |
Irigenin | OH | OMe | OH | OH | OMe | OMe |
Có các glycosid thuộc nhóm isoflavon: tectoridin và iridin; các glycosid này thuỷ phân cho irigenin và tectorigenin. Phần đường là glucose nối vào C-7. Tectoridin có trong thân rễ với hàm lượng 1,5%. Ngoài ra còn có một số isoflavon khác: iristectorigenin, 7-O-methylirisolidon, belamcandin, dichotomitin, irisfloretin.
Các thành phần khác: belamcandal, desacetylbelamcandal, belamcandol A.
Công dụng.
Trong y học cổ truyền, xạ can dùng để chữa viêm họng, ho và khó thở có nhiều đờm. Dược liệu được ghi vào Dược điển Trung quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢONgô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
No comments:
Post a Comment