Saturday, 14 July 2012

Phương pháp vật lý đánh giá dược liệu

4. Phương pháp vật lý:

 

Trong nhiều trường hợp có thể phát hiện bị pha lẫn hay giả mạo bằng cách soi mặt cắt dược liệu hay bột dược liệu dưới ánh đèn phân tích tử ngoại. Có khi trước khi soi người ta nhỏ thêm trên bột dược liệu một vài loại thuốc thử (kiềm, acid…). Một số cao dược liệu cũng cho màu sắc khác nhau, các hoạt chất cũng vậy, ví dụ aconitin (lơ sáng), berberin (vàng), emetin (đỏ cam). Quinin cho màu xanh lơ trong dung dịch oxy acid ngay dưới ánh sáng thường và rất rõ dưới ánh đèn tử ngoại.
Việc ứng dụng các hằng số vật lý để đánh giá thường hay tiến hành đối với tinh dầu, dầu béo và các hoạt chất:
Độ hòa tan: (thường biểu thị như sau: 1g tan trong …ml nước, …ml cồn ethylic, glycerin…)
Tỷ trọng: (đặc biệt đối với tinh dầu và dầu béo), ví dụ: tỷ trọng tinh dầu bạc hà ở 200C: 0,890-0,922. Tỷ trọng mật ong ở 200C không dưới 1,38.
Góc quay cực riêng:
       Đối với  chất lỏng như tinh dầu, dầu béo thì [α]D25=α/l.d
       Đối với hoạt chất rắn thì [α]D25= α.100/l.c
       α: Góc quay cực đo được.
       l: bề dày lớp chất tính bằng decimet.
       d: tỷ trọng chất.
       c: nồng độ phần trăm của chất trong dung dịch.
       Đo góc quay cực và tỉ trọng ở cùng một nhiệt độ, ví dụ ở đây là 250C.
Chỉ số khúc xạ: (Đặc biệt đối với tinh dầu và dầu béo) Ví dụ: chỉ số khúc xạ của tinh dầu hương nhu trắng ở 200C: 1,510 – 1,528.
Nhiệt độ đông đặc: (Đối với tinh dầu và dầu béo) ví dụ: nhiệt độ đông đặc của tinh dầu hồi phải trên +150C.
Nhiệt độ nóng chảy: (Đối với sáp ong hoặc các hoạt chất alcaloid, glycosid…) ví dụ nhiệt độ nóng chảy của sáp ong vàng: 62-660C.

No comments:

Post a Comment