CAO HỔ CỐT
Tên khoa học: Panthera tigris L.; Họ mèo (Felidae)
Bộ phận dùng: Toàn bộ xương con hổ.
Nấu cao hổ cốt phải dùng toàn bộ xương con hổ, không nên thiếu miếng xương nào và không được lẫn các xương khác. Do đó phải có người tinh thạo, biết xem xương và chọn lọc xương. Xương hổ quý nhất là xương tay (hổ hình cốt) rồi xương chân, xương đầu, xương sống liền với xương đuôi (không thể thiếu những xương này được). Xương tay hơi vặn ở khuỷu, có một lỗ "thông thiên"; đặc điểm này dùng phân biệt xương hổ, xương beo với các xương khác; răng hàm có hình chữ "tam sơn”.
Hổ chết trong rừng lâu ngày xương trắng bợt, nếu ngâm nước lâu thì bị ải, hổ săn bắn được thì xương đính liền nhau, trắng ngà, để hơi vàng.
Xươnghổ tốt nhất nặng 10 - 15kg. Nếu có đủ 5 bộ xương cùng nấu thì tốt nhất, nếu không một bộ trên 10kg cũng tốt. Một kg xương đã chế nấu được độ 230g cao mềm, cho nên nấu cao hổ cốt người ta thường nấu lẫn với xương sơn dương (tỷ lệ 1/5). Nếu được "ngũ dương nhị hổ" thì càng có lực mạnh. Xương sơn dương nấu với xương hổ cũng phải làm sạch như gạc (sạch tủy, gân, thịt).
Thành phần hóa học: Có calci phosphat, protid, chất keo thủy phân cho các acid amin…
Tính vị - quy kinh: Vị mặn và ấm. Vào hai kinh thận và can.
Tác dụng: Bổ dưỡng gân cốt, trục phong hàn.
Công dụng: Trị phong thấp tê bại, thuốc mạnh xương cốt…
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g, thái miếng nhỏ ngậm cho tan trước khi đi ngủ, hoặc ngâm rượu 1/4 để uống (ngâm rượu là tốt hơn cả).
Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Hổ bị chết vì tên độc không nên dùng vì độc có thể ngấm vào xương. Dùng xương hổ thì đập vỡ xương bỏ hết tủy bôi mỡ, sữa hoặc rượu hay dấm rồi nướng hoặc sao vàng mà dùng để nấu cao.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Có 3 giai đoạn: làm sạch, tẩm sao và nấu cô:
- Làm sạch: nguyên tắc làm sạch là bỏ hết thịt gân và tủy, nếu không sau này không những cao bị hỏng mà còn di độc (có người nói: hổ tủy thôi rất lâu, nấu cao còn tủy thì hai tuần sau sinh dòi). Xương tươi hoặc xương khô mà còn thịt gân cho vào nước vôi loãng (100kg xương dùng 500 kg vôi sống) vừa đủ ngập xương, đun sôi thì tắt lửa, để ngâm một đêm, đem ra rửa kỹ cho sạch hết gân. Có người luộc xương với lá đu đủ non để làm sạch thịt, gân. Dùng trấu hoặc cát, chà xương cho bóng sạch, rửa kỹ, phơi (sấy) khô. Cưa từng khúc ngắn như khẩu mía 5 - 6cm, chẻ làm 2 - 3 mảnh, xương nhỏ thì đập giập, đem luộc sôi trong 10 phút với nước giấm (10kg xương đùng 3 lít giấm, thêm nước cho đủ ngập xương) để cho tủy mềm ra rồi đẽo cho hết tủy. Rửa sạch bằng nước giấm cho kỹ, có người kỷ hơn thì sau khi đẽo bỏ tủy rồi lấy trấu giã với xương hoặc lấy đá cuội to nhỏ xóc với xương để xương sạch tủy và trơn bóng. Phơi sấy khô.
Giai đoạn làm sạch tủy này rất quan trọng, đòi hỏi nhiều công phu, không thể làm dối được. Công việc làm xương nên làm xa nhà để giữ được vệ sinh.
- Tẩm sao: tẩm sao xương hổ để nấu cao có nhiều cách, tùy theo kinh nghiệm của từng địa phương. Có người tẩm sao lần lượt như sau: tẩy bằng nước rau cải, tẩy bằng nước trầu không, sao bằng mỡ dê, ngâm với khương hoàng và hùng hoàng, ngâm với giấm và sao cát, cuối cùng sao lại bằng mỡ dê (Phó Đức Thành); lại có người tiến hành như sau: ngâm nước trầu không, ngâm nước rau cải xóc với giấm, tẩm mỡ đê, rửa bằng nước gừng pha rượu, sao cát cho vàng (để tán bột dùng hoặc nấu cao) (Quan Triệu Ngang); hoặc là ngâm vào nước trầu không, ngâm vào nước rau cải rồi tẩm giấm sao (hoặc tẩm rượu sao, tẩm mỡ dê sao vàng) (Nguyễn Ngọc Bích) v.v…
Theo kinh nghiệm tẩm sao xương hổ nấu cao (hay tán bột) của Viện Y học cổ truyền Việt Nam và Xí nghiệp dược phẩm I thì nay thống nhất tiến hành như sau:
+ Lấy rau cải đã giã nhỏ (100kg xương dùng 10kg lá rau cải và 5 lít nước) tẩm trộn vào xương để 1 ngày đêm, rửa sạch, sấy khô.
+ Lấy lá trầu không đã giã nhỏ (100kg xương dùng 5kg lá trầu không và 3 lít nước) tẩm, trộn vào xương, ủ một ngày đêm, rửa sạch, sấy khô.
+ Lấy gừng đã giã nhỏ (100kg xương, dùng 10kg gừng và 5 lít nước) tẩm ủ một đêm, sáng hôm sau đem ra sấy ngay (không phải rửa) cho khô.
+ Lấy rượu 400 (100kg xương dùng 10 lít rượu) tẩm vào xương, để ráo.
+ Đem sao vàng với cát (đã rửa sạch): nấu cao thì sao qua (không nên sao vàng); làm hoàn tán thì mới phải sao vàng.
- Nấu và cô: nấu cao hổ cốt giống như nấu cao ban long là nấu ba nước, cô chung trực tiếp rồi cô cách thủy, đảo đều và kỹ, bọc giấy bóng v.v…
Bảo quản: để nơi thoáng gió, mùa hè nên lót vôi sống dưới đáy thùng, đậy kín.
No comments:
Post a Comment