Saturday 8 June 2013

CHÂN KIỀNG-CÔNG DỤNG CÁCH DÙNG-CÂY THUỐC NAM

CHÂN KIỀNG


Tên khác: Cây chân kiềng, Giác đế giấy.
Tên khoa học: Goniothalamus chartaceus H.L.Li; thuộc họ Na (Annonaceae).
Mô tả: Cây gỗ cao 4-6m. Cành non không có lông. Lá hình mác thuôn hay hình mác hẹp, dài 11-17 (20)cm, rộng 2-3,5cm, đầu hơi nhọn, gốc hình nêm, cả hai mặt đều không có lông, gân cấp hai rất mờ; cuống lá rất ngắn (3-5mm). Hoa ở nách lá, mọc đơn độc; cuống hoa dài cỡ 1,2cm, ở gốc mang 3-4 lá bắc nhỏ. Lá đài gần hình trứng nhọn đầu, 9-4mm, cả hai mặt trần. Cánh hoa ngoài hình mác, dài 20-25mm, rộng 5mm, không có lông, cánh hoa trong cỡ 10 x 4mm. Nhị dài cỡ 1,5mm, có chỉ nhị ngắn, mào trung đới hình đĩa, hơi có lông ở đỉnh. Bầu có lông trên khắp bề mặt; núm nhuỵ hình phễu rộng, hơi dài hơn bầu. Noãn 1-2. Phần quả hình trứng, cỡ 7-8 x 4-5mm, không có lông, ở trên cuống ngắn cỡ 5mm. Ra hoa tháng 2-6.
Bộ phận dùng: Lá (Folium Goniothalani).
Phân bố sinh thái: Hiện nay chỉ mới thấy ở miền Bắc Việt Nam tại Quảng Ninh và Lạng Sơn.
Công dụng: Lá sắc rửa chữa vết thương.

No comments:

Post a Comment