Wednesday, 19 June 2013

CỌ-Kè Nam, Cây lá gồi, Cây lá nón, Kè đỏ-cây thuốc nam rễ chữa bạch đới, khí hư

CỌ


Tên khác: Cọ, Kè Nam, Cây lá gồi, Cây lá nón, Kè đỏ.
Tên khoa học: Livistona saribus (Lour.) Merr. ex A.Chev.; thuộc họ Cau (Arecaceae).
Tên đồng nghĩa: Corypha saribus Lour.; Saribus cochinchinensis Blume; Livistona cochinchinensis (Blume) Mart.;
Mô tả: Cây thân cột cao 10-25m; thân to 20-30cm, bao những cuống lá còn lại. Lá to mọc tập trung ở ngọn; phiến hình quạt, màu lục tươi, các chót tia ngắn, không rủ xuống; cuống có gai thưa và ngắn. Cụm hoa là chùy dài cỡ 1m; hoa lưỡng tính với 6 nhị, bầu 3 ô. Quả tròn, màu đỏ. Ra hoa tháng 10-12 quả tháng 2-4.
Bộ phận dùng: Rễ (Radix Livistonae).
Phân bố sinh thái: Loài cây đặc sắc của rừng ven suối, đất ẩm vùng núi tới 1500m khắp nước ta. Cũng thường được trồng làm cây cảnh và trồng trên các đồi thấp ở miền trung du dọc theo bờ ruộng ở tỉnh Thanh Hóa, nơi có nhiều ánh sáng khô ráo.
Thu hái: Có thể thu hái rễ quanh năm, phơi khô.
Công dụng: Thường trồng để lấy thân cây làm cột, lá dùng lợp nhà, làm nón, đan lát. Kinh nghiệm dân gian dùng rễ chữa bạch đới, khí hư. Thường phối hợp cới những vị thuốc khác như rễ Cau, rễ Tre, rễ cây Móc với lượng bằng nhau sắc đặc uống làm 2 lần trong ngày. Liều dùng hàng ngày 6-12g.

No comments:

Post a Comment