ĐẠI BI LÁ LƯỢN
Tên khác: Ðại bi lá lượn
Tên khoa học: Blumea laciniata (Wall ex. Roxb.) DG.; thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả: Cây thân cao 30-100m, thân đứng, phân cành đến tận ngọn, có rãnh. Lá ở gốc hình trứng 5 thuỳ, có lông nhám ở cả hai mặt, hơi nhọn đầu, thuôn dần ở gốc thành cánh ở cuống có răng không đều; lá ở phía trên nguyên, nhỏ hơn và không cuống. Hoa hợp thành chuỳ hình tháp rộng. Lá bắc thuôn và hình chi. Quả bế hình trụ, mào lông trắng nhạt. Ra hoa tháng 2-3, quả tháng 4.
Bộ phận dùng:Cành lá (Ramulus Blumeae Laciniatae).
Phân bố và thu hái:Cây mọc ven đường, quanh làng nhiều nơi ở nước ta. Cũng phân bố ở Trung Quốc và nhiều nước Nam á.
Tính vị, tác dụng:Vị cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng giải cảm sốt, tiêu sưng tấy, làm tan máu ứ, giảm đau.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng chữa cảm cúm, phong thấp đau xương hay bị thương sưng đau. Liều dùng 20-40g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài chữa mẩn ngứa, mày đay, lấy lá tươi nấu nước xông rửa và xát.
Bài thuốc:
1. Chữa cảm cúm: Ðại bi lá lượn, lá Bạch đàn hay lá Tràm, Cỏ sả, mỗi thứ một nắm, sắc uống và xông.
2. Chữa phong thấp đau xương hay bị thương sưng đau, dùng Ðại bi lá lượn, Ngũ gia bì chân chim, Cốt toái bổ, Huyết giác, mỗi vị 30g sắc uống.
No comments:
Post a Comment