Tuesday, 11 February 2014

CỦ TỪ

CỦ TỪ

Tên khác: Củ từ, Khoai từ, Khoai bướu
Tên khoa học:Discorea esculenta (Lour.) Burk., thuộc họ Củ nâu (Diosoreaceae).
Mô tả: Cây thảo có củ mọc thành chùm hình cầu, dạng trứng hay có thuỳ, nhẵn hay có gai (ở một số thứ mọc hoang), có rễ cứng và biến thành gai. Củ có vỏ mỏng, trong có chất bột dính, màu ngà. Thân tròn mảnh, có gai nhỏ ở gốc, to và cong về phía trên. Lá đơn, mọc so le, nhọn hay có mũi, dài và rộng khoảng 8cm; gân 9-13; phiến lá mềm có lông mi hoặc có khi nhẵn, mép nguyên. Cụm hoa dạng bông mang những hoa đơn tính; cụm hoa đực dài đến 20cm, cụm hoa cái mang rất ít hoa. Quả nang cong xuống, có cánh rộng đến 12mm; hạt cũng có cánh.
Bộ phận dùng: Củ (Rhizoma Dioscoreae Esculentae).
Phân bố và thu hái:Cây được trồng khắp nông thôn nước ta và nhiều nước nhiệt đới khác lấy củ ăn. Do trồng trọt lâu đời mà người ta tạo được những giống không gai và không trồng bằng hạt nữa. Ta thường trồng 2 giống: giống có vỏ mỏng và dây hơi đỏ, củ ăn ngon và giống có vỏ dày, dây trắng.
Thành phần hoá học:Củ từ chứa nước 70,5%, protid 14%, lipid 0,1%, glucid 26,1%, cellulose 1,1%, chất khoáng 0,6%. Củ chứa sapogenin.
Tính vị, tác dụng:Củ từ to bằng củ khoai tây trung bình, có vỏ ngoài bong ra, tróc thành khoanh vàng đều. Thịt trắng, ngon hơn và không có vị nhạt và nhầy như khoai vạc. Củ từ có vị ngọt, the, tính hàn, nếu dùng sống thì hơi độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng nấu ăn thì ngọt ngon, không độc, bổ trường vị, dùng thay lương thực, khỏi đói. Người hư nhiệt ăn thì khỏi bệnh. Củ từ cũng có khả năng giải các loại thuốc độc; giã sống vắt lấy nước uống thì nôn ra hết chất độc mà khỏi. Thường dùng làm thuốc tiêu độc, tiêu ứ huyết, trị ho, khô cổ họng. Còn dùng nấu nước uống chữa tê thấp, các bệnh về thận, làm cho nước tiểu tốt hơn, và dùng chữa phù. Ở Ấn Độ, người ta dùng củ từ mài ra đắp trị sưng tấy.



No comments:

Post a Comment