Friday, 24 October 2014

ĐUÔI CHUỘT-Stachytarpheta jamaicensis-cây thuốc nam

ĐUÔI CHUỘT


Tên khác: Mạch lạc, Giả mã tiên, Hải tiên.
Tên khoa học: Stachytarpheta jamaicensis (L.) Vahl; thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao đến 2m. Thân màu lục tím, có 4 cạnh. Lá mọc đối, hình bầu dục, mép có răng, dài 3-8cm, rộng 2-4cm, cuống lá 2-5cm. Cụm hoa bông mọc đứng ở ngọn cây dài 20-40 cm, nom như cái đuôi chuột. Hoa gắn trong trục lõm; lá bắc của hoa cao 5-10mm, mép có răng; đài hoa có 5 răng; tràng hoa màu lơ (có khi trắng) chia 2 môi, dài 8-10mm; nhị thụt; bầu 2 ô. Quả nang cao 4-5mm, mang đài tồn tại chứa 2 hạt.
Bộ phận dùng:Toàn cây (Herba Stachytarphetae).
Phân bố sinh thái:Cây của Mỹ châu nhiệt đới, được phát tán vào nước ta, thường gặp mọc ở các bãi hoang, dọc đường đi và quanh làng xóm.
Thu hái: Toàn cây quanh năm. Rửa sạch, cắt khúc rồi phơi khô.
Thành phần hoá học:Trong cây có một chất glucosidic.
Tính vị, tác dụng:Đuôi chuột có vị đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu.
Công dụng, cách dùng:Thường dùng chữa 1. Nhiễm trùng đường tiết niệu; 2. Đau gân cốt do thấp khớp; 3. Viêm kết mạc cấp; viêm hầu; 4. Lỵ ỉa chảy; 5. Cảm lạnh, ho. Dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị mụn nhọt và viêm mủ da, chấn thương bầm giập. Cây được dùng ở Brazin, dùng ngoài trị loét có mủ, dùng trong trị sốt và viêm thấp khớp, ở Guyana dùng trị lỵ.
Bài thuốc:
1. Viêm hầu họng: Đuôi chuột tươi, giã nát, thêm đường, dùng ngậm nuốt nước.
2. Chấn thương bầm giập:Đuôi chuột, Cỏ cứt lợn, mỗi thứ một ít, giã chung rồi đắp.
3. Mụn nhọt, viêm mủ da: Đuôi chuột 90g, Ngưu tất 60g, Bọ mắm 60g, giã chung và đắp ngoài.
4. Tẩy giun cho trẻ em: dùng nước sắc rễ Đuôi chuột, thêm nước ép lá (dịch lá) cho uống.

No comments:

Post a Comment