Monday 10 November 2014

HOÀNG CẦM ẤN-Scutellaria indica

HOÀNG CẦM ẤN


Tên khoa học: Scutellaria indica Linnaeus; thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae).
Mô tả: Cây thảo mọc nằm rồi đứng, cao 0,2-0,4m, thân tròn tròn, không lông. Lá có phiến xoan tròn, gốc tròn hay hình tim, dài 2-3cm, rộng 1,5-2cm, có ít lông, mép có răng, cuống 3-5mm. Cụm hoa ở ngọn, mỗi vòng có 2 hoa mọc đối, đứng; lá bắc cao 2-3mm; dài 1,5mm; tràng hoa màu lam tím, có lông mi, cao 1,5cm, môi dưới 3 thuỳ; nhị 4, có 2 cái dài. Quả bế to 0,6-1mm. Cây ra hoa tháng 3-8. 
Bộ phận dùng:Toàn cây (Herba Scutellariae Indicae).
Phân bố sinh thái:Cây mọc hoang ở một số nơi từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình cho đến đất lầy ở Lang hanh tỉnh Lâm Đồng. Còn phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản.
Tính vị, tác dụng:Vị cay, hơi đắng, tính ấm, hơi thơm; có tác dụng thư cân hoạt lạc, tán ứ chỉ thống.
Công dụng, cách dùng:Thường dùng chữa: 1. Đòn ngã sưng đau, lưng và khớp đau, phụ nữ đẻ xong chân tay đau mỏi. 2. Đau răng, apxe phổi, 3. Viêm ruột, lỵ. Dùng ngoài trị viêm mủ da, rắn cắn, vết thương chảy máu, ngứa da.
Liều dùng: Ngày dùng 15-20g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy cây tươi giã nát đắp. Người có thai dùng phải cẩn thận.
Dân gian Trung Quốc dùng làm thuốc đòn và chữa bọng mủ, lại có thể trị rắn cắn và tán huyết, tiêu sưng.
Bài thuốc:
1. Rắn cắn: Hoàng cầm Ấn 60g, giã nát lấy nước cốt thêm nước uống, còn bã đắp.
2. Đòn ngã tổn thương: Hoàng cầm Ấn 80g, giã nát lấy nước cốt hoà rượu uống.

No comments:

Post a Comment