Friday 14 November 2014

HỒI NÚI-Illicium griffithii

HỒI NÚI


Tên khác: Đại hồi núi, Mu bu (Mèo).
Tên khoa học: Illicium griffithii J. D. Hooker & Thomson; thuộc họ Hồi (llliciaceae).
Tên đồng nghĩa: Ternstroemia khasyana Choisy.
Đặc điểm thực vật (Mô tả): Cây gỗ cao 8-15m, tán tròn. Lá hình bầu dục, nhẵn, dai, không rụng, nguyên, dài 8cm, rộng 3cm, xếp 4-5 cái thành vòng giả: cuống dài 8-10mm. Hoa ở nách lá, đơn độc, có cuống hoa phát triển sau khi hoa nở, dài hơn cuống lá, thơm mùi Hồi. Quả có 10-13 đại, xếp toả tròn, dẹp bên, có bầu cụt ở gốc, hình vuông hay chữ nhật, kéo dài thành mỏ hẹp và cũng dài bằng bầu, nhọn cong về phía trong như lưỡi liềm. Cây ra hoa tháng 3-4.
Bộ phận dùng: Rễ, quả (Radix et Fructus lllicii).
Phân bố sinh thái: Cây của vùng Viễn Đông, phân bố ở Đông Dương, Malaysia. Ở nước ta, cây Hồi mọc hoang rải rác trên núi đá vôi ở Lạng Sơn (huyện Chi Lăng), Hoà Bình (Đà Bắc), các tỉnh Tây Bắc và một số tỉnh phía Nam như Khánh Hoà (Vọng Phu), Lâm Đồng (Bảo Lộc, Lang Biang).
Thành phần hóa học: Quả Hồi núi cũng chứa tinh dầu giống tinh dầu cất từ hạt Tiểu hồi. Quả có chứa tinh dầu (1,5%), thành phần chính là safrol (77,5%).
- Lá có chứa tinh dầu (3%)
Tính vị, tác dụng: Quả hồi chứa chất độc. Mùi vị của dầu lúc đầu hầu như không có, sau có vị chát, thơm và có pha mùi của ớt và Hồ tiêu.
Công dụng, cách dùng: Hạt Hồi núi giã ra để duốc cá, không dùng uống được. Nếu dùng nhầm sẽ bị ngộ độc: có triệu chứng nôn mửa, rát họng, đau bụng, chân tay lạnh, chảy nước rãi. Rễ cũng được dân gian dùng thay quả Hồi.

No comments:

Post a Comment