Tuesday 31 January 2012

CAM THẢO DÂY-Abrus precatorius


CAM THẢO DÂY

Herba Abri precatorii

Dược liệu là bộ phận trên mặt đất của cây cam thảo dây Abrus precatorius L., họ Đậu - Fabaceae.

Đặc điểm thực vật
Cam thảo dây là một loại dây leo nhỏ, thân có nhiều sợi, lá kép lông chim có 8-20 đôi lá chét nhỏ (15x5mm). Hoa màu hồng, hình cánh bướm - Quả dài 3 cm, rộng 12-15 mm, dầy 7-8 mm. Hạt hình trứng, vỏ hạt rất cứng, bóng, màu đỏ, có một điểm đen lớn quanh rốn hạt. Cam thảo dây mọc hoang ở bờ bụi và có được trông nhưng không nhiều lắm. Dùng dây và lá, không dùng quả và hạt.


Thành phần hoá học

- Lá và dây có các saponin: abrusosid A,B,C,D. Đây là thành phần chính có vị rất ngọt. Các saponin này có cấu trúc 9,19 cyclo (9b ) lanostan (= cycloartan), mạch nhánh được đóng vòng lacton ở C-22- C-26. 4 saponin trên có phần aglycon giống nhau là abrusogenin chỉ khác phần đường nối vào OH ở vị trí số 3.
Ngoài saponin, lá và dây còn chứa các flavonoid: luteolin, abrectorin (= 6,4'-dimethoxy,7,3'-dihydroxyflavon),orientin, isoorientin, desmethoxycentaure-idin -7-O-rutinosid, abrusin và 2''-O-b -apiosyl của abrusin.
- Hạt có L-abrine là một alcaloid âm tính với thuốc thử Dragendorff còn với thuốc thử Ehrlich cho màu tím. Lá và rễ cũng có L-abrine nhưng hàm lượng thấp. Trong hạt còn có: hypaphorin, precatorin, trigonellin, N,N-dimethyl tryptophan methyl ester. Hạt còn chứa một chất albumin độc có tên là abrin*, ngoài ra còn có các dẫn chất khác: stigmasterol, brassicasterol, cycloartenol, squalen, 5-b -cholanic acid.





- Rễ có các chất flavonoid: abruquinon A, abruquinon B (= 8-methoxya-bruquinon A), abruqinon C (= 8-methoxy, 6-O-de-Me abruquinon A)

Công dụng

Nhân dân ta dùng cam thảo dây để chữa ho, giải cảm. Một số nước ngoài cũng có dùng trong phạm vi thuốc dân gian để thay cam thảo.
Ngày dùng 8-16 g, thuốc sắc.
Hạt trước đây có dùng để chữa các bệnh về mắt nhưng hiện nay hầu như không dùng nữa.

 * Chú thích: L-abrine khác abrin.



 www.duoclieu.org


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

No comments:

Post a Comment