Saturday, 15 June 2013

CHUỐI CÔ ĐƠN-Ensete glaucum-cây thuốc chữa rối loạn về máu và trị bệnh hoa liễu

CHUỐI CÔ ĐƠN


Chuối cô đơn: Ensete glaucum (Roxb.) Cheesman, thuộc họ Chuối (Musaceae).
Tên đồng nghĩa: Musa glauca Roxb.
Mô tả: Thân giả cô độc, đơn kỳ quả, phù ở gốc, cao 3-5m. Lá có phiến to như các loại Chuối khác, dài 1,4-1,8m, lá mốc. Buồng nghiêng, có mo xanh không rụng; nái hàng hoa, nái đầu lưỡng tính hay cái, nái sau đực. Quả khô, dài 9-12cm, đường kính 3,5cm; hạt ít, to hơn 1cm, đen đen, rốn lõm sâu.
Bộ phận dùng: Thân giả (Petiolus Ensetes).
Phân bố sinh thái: Loài của Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng Hoà Bình.
Công dụng:
- Ở Vân Nam (Trung Quốc) người ta dùng chữa toàn thân bị phù, phụ nữ có thai bị phù thũng và người có chân đùi bị sưng đau.          
- Nhân dân ta còn dùng cả củ Chuối (thân, rễ) giã lấy nước cốt, hoặc dùng lóng nứa tép đâm sâu vào thân cây hứng lấy nước trong uống trị sưng tấy, làm thuốc giải nhiệt chữa nóng quá phát cuồng. Hoặc dùng cây non cắt ngang, lấy phần non ở giữa (của thân giả) giã nhỏ đắp để cầm máu vết thương. Lá non dùng băng bó để làm dịu vết bỏng, vết cháy. Ở Ấn Độ, thân giả và củ Chuối dùng chữa rối loạn về máu và trị bệnh hoa liễu. Còn nhựa cây được dùng trị bệnh đau về thần kinh như icteria và động kinh, trị lỵ và ỉa chảy và làm nước giải khát khi bị thổ tả.

No comments:

Post a Comment