CỌ CẢNH
Tên khác: Cọ cánh.
Tên khoa học: Trachycarpus fortunei (Hook.) H.Wendl.; thuộc họ Cau (Arecaceae).
Mô tả: Thân cột thấp không vượt quá 10m, mọc đơn độc, phủ đầy những thớ sợi chéo nhau và bao bởi những bẹ lá tồn tại lâu. Lá dạng quạt, màu lục sẫm, xếp lại, đường kính 50-70cm hay hơn, có màu sẫm hay mốc; phiến lá bị cắt tới giữa thành những thùy hình dải có rãnh, chẻ đôi ở ngọn thành hai thùy tù; cuống lá mảnh và dài, tròn ở mặt dưới, có rãnh ở mặt trên, hơi có gai hoặc hoàn toàn nhẵn, cũng dài bằng đường kính của phiến. Hoa nhiều, màu vàng, xếp trên những bông mo thõng xuống bao bởi những mo màu hung. Quả nhỏ màu xanh lam, chứa 1 hạt. Ra hoa tháng 4-5, quả tháng 11-12.
Bộ phận dùng: Cuống lá (Bẹ móc) (Petiolus Trachycarpi); thường gọi là Tông bản.
Phân bố sinh thái: Loài cây của Trung Quốc, Nhật Bản, có dáng đẹp, thường được gây trồng làm cây cảnh ở các công viên. Thu hái các cuống lá, trước và sau tiết Ðông chí (22/12), đem chẻ nhỏ, đốt thành than mà dùng.
Thành phần hoá học: Có tanin, chất cellulose.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng chát, tính bình; có tác dụng thu sáp, cầm máu.
Công dụng: Sao cháy đen trị nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa ra máu, băng huyết, rong huyết, khí hư, ngoạithương xuất huyết, ghẻ lở hắc lào.
Liều dùng: Ngày dùng 4-12g sắc uống. Dùng tươi sắc uống trị đái ra máu. Dùng ngoài nghiền thành bột rắc.
Ghi chú: Nhiều bộ phận khác của cây cũng được sử dụng ở Trung Quốc: 1. Hoa cọ cảnh (Tông lư hoa) vị chát, tính mát, có tác dụng tránh thụ thai; đến kỳ kinh nguyệt, lấy 1 nắm hoa nấu với thịt hoặc sao với gạo ăn; 2. Quả cọ cảnh (Tông lư tử) vị đắng, chát, tính bình, có tác dụng làm se, cầm máu, dưỡng huyết, trị nôn ra máu, đái ra máu, kiết lỵ, băng huyết, rong kinh, khí hư, mỗi lần 12-20g sắc uống; 3. Rễ cọ cảnh (Tông lư căn) có tác dụng làm se, cầm máu, làm săn ruột, cầm lỵ, trị nôn ra máu, ỉa ra máu, băng huyết, rong huyết khí hư, dao chém thương tích. Dùng mỗi lần 40-80g sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
Ghi chú: Nhiều bộ phận khác của cây cũng được sử dụng ở Trung Quốc: 1. Hoa cọ cảnh (Tông lư hoa) vị chát, tính mát, có tác dụng tránh thụ thai; đến kỳ kinh nguyệt, lấy 1 nắm hoa nấu với thịt hoặc sao với gạo ăn; 2. Quả cọ cảnh (Tông lư tử) vị đắng, chát, tính bình, có tác dụng làm se, cầm máu, dưỡng huyết, trị nôn ra máu, đái ra máu, kiết lỵ, băng huyết, rong kinh, khí hư, mỗi lần 12-20g sắc uống; 3. Rễ cọ cảnh (Tông lư căn) có tác dụng làm se, cầm máu, làm săn ruột, cầm lỵ, trị nôn ra máu, ỉa ra máu, băng huyết, rong huyết khí hư, dao chém thương tích. Dùng mỗi lần 40-80g sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
No comments:
Post a Comment