Friday, 4 October 2013

CÙ ĐỀ-Breynia vitis-idaea-cây thuốc nam

CÙ ĐỀ


Tên khoa học: Breynia vitis-idaea (Burm.f.) C.E.C.Fisch.; thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Tên đồng nghĩa: Rhamus vitis-idaea Burm.f.; Phyllanthus rhamnoides Willd.; Breynia rhamnoides (Willd.) Muell.-Arg.; B. officinalis Hemsl.
Mô tả: Cây bụi cao 0,5-3m, không lông; nhánh ngắn, dài 5-7cm, màu đo đỏ còn non. Lá xếp hai dãy; phiến xoan bầu dục, dài 2-2,5cm, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh mốc mốc, gân phụ 3-5 cặp; cuống 2mm; lá kèm 1-2mm. Hoa đực 2-3 ở nách các lá dưới; hoa cái cô độc ở phần trên; đài hình chuông; nhị 3. Quả đỏ, to 5-6mm.
Bộ phận dùng: Lá và vỏ (Folium et Cortex Breyniae).
Phân bố sinh thái:Cây ưa sáng, mọc ở bờ mương, lùm bụi vùng thấp đến các rừng rụng lá ở độ cao 1000m khắp Trung bộ và Nam bộ của nước ta tới tận đảo Phú Quốc. Còn phân bố ở Ấn Độ, Philippin, Malaysia.
Thành phần hoá học:Rễ chứa β-sitosterol.
Tính vị, tác dụng:Vỏ làm se.
Công dụng: Ở Ấn Độ, vỏ và lá khô tán bột làm thuốc hút khi bị sưng lưỡi gà và hạch hạnh nhân.

No comments:

Post a Comment