Thursday, 13 February 2014


Tên khác: Dà, Dà đỏ, Dà vôi, Nét
Tên khoa học: Ceriops tagal (Perr.) C. B. Rob.; thuộc họ Đước (Rhizophoraceae).
Mô tả: Cây bụi hay cây nhỡ, nhưng có khi cao tới 15-20m, có khi thành dạng cây bụi thấp. Vỏ cây màu xám sáng. Gốc cây thường có những rễ chống nhỏ. Lá nguyên hình bầu dục ngược, mọc đối, tập hợp ở phần cuối các cành; lá kèm hình mũi mác. Hoa thường tập hợp thành xim 5-10 hoa ở nách lá hay đầu cành. Đài hợp, các thuỳ thẳng, trải ra và tồn tại trên quả. Cánh hoa thuôn, màu trắng, sau chuyển sang màu nâu, mỏng, dính nhau ở gốc, đỉnh có 3 phần phụ hình chuỳ. Nhị gấp đôi số cánh, không đều nhau. Bầu nửa dưới, 3 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Quả hình trứng, trụ mầm hình chuỳ có cạnh, không rõ. Quả tháng 5-8.
Bộ phận dùng: Vỏ, chồi cây (Cortex et Gemma Ceriops).
Phân bố và thu hái:Cây mọc trong rừng ngập mặn, nơi cạn, thường mọc lẫn với Đước và Vẹt, nhưng cũng có khi mọc thành rừng thuần loại.
Thành phần hoá học:Vỏ cây chứa tanin.
Tính vị, tác dụng:Vỏ làm săn da, có tác dụng cầm máu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Gỗ cây dùng trong xây dựng và làm thuyền; còn dùng làm than củi cho nhiệt lượng cao. Vỏ dùng để nhuộm dây câu, lưới, buồm; có thể pha với thuốc nhuộm khác để nhuộm đỏ đen; còn được dùng để ăn với trầu. Vỏ cây dùng đắp cầm máu vết thương. Ở Châu Phi, có nơi người ta dùng nước sắc chồi cây thay thế quinin.

No comments:

Post a Comment