ĐÙNG ĐÌNH
Tên khoa học: Caryota mitis Lour.; thuộc họ Cau (Arecaceae).
Mô tả: Thân cột nhiều do cây đâm chồi từ gốc, 2-10m, dày 15cm. Lá dài 1,5-3m, bẹ lá có nhiều sợi; cuống chung to, có rãnh, cuống phụ hình dải có một lớp đệm mọc ở gốc, dài 60-80cm, với các đoạn lá dài, hình trái xoan, thuôn, dài 15-20cm, cụt nghiêng. Cụm hoa bông mo dài 30-40cm, có nhiều nhánh, rất dày hoa, dài 25cm; mo 4-6, dạng bao. Quả hình cầu, đường kính 14-15mm, nhẵn, đen có đốm, mang đầu nhuỵ dạng đĩa. Hạt đơn độc, hình trứng, dài 8-10mm. Cây ra hoa tháng 3-4 và tháng 11-12.
Bộ phận dùng: Sợi mềm của bẹ lá (Petiolus Caryotae).
Phân bố: cây mọc phổ biến khắp nước ta, trong các thung lũng đá vôi, ở chân núi, ven đường đi trong rừng ẩm, dưới tán cây gỗ. Cũng thường được trồng. Còn phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ.
Công dụng: Lá dùng để trang trí, Chồi ngọn có thể dùng làm rau ăn, và từ thân, người ta có thể lấy bột cọ. Khối sợi mềm ở nách các lá tạo thành một loại bùi nhùi được sử dụng làm lành một số vết thương bằng cách đắp bên ngoài.
Ghi chú: Còn có cây Đùng đình cánh dính (Caryota sympetala Gagnep.) ở các tỉnh miền Trung có lõi thân mềm cũng ăn được và góp phần chống đói khi giáp hạt.
No comments:
Post a Comment