ĐUÔI CHỒN HOE
Tên khác: Đậu ban.
Tên khoa học: Uraria rufescens (DC.) Schindl.; thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Mô tả: Cây bụi có khi mọc bò, có thân và nhánh mảnh, phân nhánh, có lông nhung. Lá chét 3, có khi 1 về phía ngọn thân, hình trứng bầu dục, tròn hay lõm ở đầu, có lông mịn ở mặt dưới, gân phụ 11-15 cặp, lá kèm 8-10mm. Chuỳ hoa phân nhánh, gồm 3-6 chùm đơn, thưa 15-25cm; lá bắc 7-9mm, đài dài 3mm, ống 1mm; cánh hoa lam nhạt hay tím, bầu 2-3 lần ngắn hơn vòi, có lông mềm, chứa 5-8 noãn. Quả thường thò ra, hơi có lông mềm với lông đơn bào, chia 5-6 đốt.
Bộ phận dùng:Toàn cây hoặc lá (Herba seu Folium Urariae Rufescentis).
Phân bố sinh thái:Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và Indonesia. Ở nước ta, thường gặp cây Đuôi chồn hoe trong các rừng thưa, rừng thông, ở chân núi, trong các savan, trên đất đỏ bazan, tới độ cao 1200m, từ các tỉnh Tây Nguyên tới Đồng Nai, Tây Ninh.
Công dụng, cách dùng:Ởnước ta, tại tỉnh Tây Ninh, người ta dùng cây này trong y học dân gian để chữa một số bệnh về da; còn ở Ấn Độ, người ta dùng nước sắc lá cùng với những vị thuốc khác trong trường hợp bị sốt.
No comments:
Post a Comment