Tuesday, 1 October 2013

CÚC CHỈ THIÊN MỀM-Elephantopus mollis-cây thuốc nam

CÚC CHỈ THIÊN MỀM


Tên khác: Cúc chỉ thiên hoa trắng, Cúc chân voi mềm, Chân voi cao.
Tên khoa học: Elephantopus mollis Kunth; thuộc họ Cúc (Asteraceae)
Tên đồng nghĩa: Elephantopus bodiniero Gagnep.
Mô tả: Cây thảo đứng cao 0,5-1m, phủ đầy lông. Lá mọc dài theo thân, không cuống; phiến thon dạng bay, dài 10-15cm, gốc ôm thân, mép khía lượn, có lông mềm ngắn ở mặt dưới; các lá trên rất tiêu giảm. Cụm hoa dài theo thân, nhánh mang nhiều hoa đầu kép trong một bao chung; các hoa đầu phụ cao 8mm, mang 4-5 hoa trắng. Quả bế cao 3mm, có rãnh; mào lông có 5 tơ. Cây ra hoa tháng 6-7.
Bộ phận dùng:Toàn cây (Herba Elephantopi Mollis)
Phân bố sinh thái:Loài phổ biến ở Mỹ châu nhiệt đới, cũng gặp ở các vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới. Ở nước ta, cây mọc ở rừng thưa, rừng thông, dọc đường đi ở nhiều nơi, nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên.
Tính vị, tác dụng:Vị đắng, se, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng. Lá trừ giun, lợi tiểu, kích dục.
Công dụng: Thường dùng trị 1. Cảm mạo, viêm hạch hạnh nhân cấp, viêm hầu họng, viêm kết mạc; 2. Viêm gan vàng da cấp, xơ gan cổ trướng; 3. Viêm thận cấp và mạn; 4. Cước khí thuỷ thũng, lỵ, ỉa chảy; 5. Cụm nhọt, eczema, rắn cắn.
Liều dùng, cách dùng:Ngày dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Không dùng cho người có thai. Dùng ngoài giã cây lá tươi lấy nước uống, bã đắp trừ rắn cắn (dùng riêng hoặc phối hợp với Bồ cu vẽ, lá Ớt). Có thể lấy lá tươi giã với mẻ và giấm đắp trị đinh râu, nhọt độc, hoặc nấu nước rửa bệnh ngoài da. Ở Đôminica, người ta dùng lá Cúc chỉ thiên mềm và lá Cỏ lào hãm uống để trị bệnh ỉa chảy.

No comments:

Post a Comment