CÚC DẠI
Tên khác: Chân cua, Cúc giải, Cúc dại, Huỳnh cầm, Cỏ dân chài.
Tên khoa học: Calotis anamitica (Kuntze) Merr.; thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Tên đồng nghĩa: Tolboma anamitica Kuntze; Calotis gaudichaudii Gagnep.
Mô tả: Cây thảo sống hằng năm; thân mọc sà ở đất, có lông mềm. Lá có phiến hình muỗng hẹp, dài 0,5-1cm, rộng 1-2mm, mép có ít răng ở đầu, màu mốc mốc, không lông. Hoa đầu trên cuống dài ở ngọn các nhánh; lá bắc 2-3 hàng; đế hoa không có vẩy giữa hoa; hoa hình môi trắng; hoa hình ống ở giữa. Quả bế tròn, có cánh như phao, thường có lông. Mùa hoa quả tháng 7-11.
Bộ phận dùng: Rễ (Radix Calotidis).
Phân bố sinh thái:Cây mọc ở đất khô ven biển miền Trung của nước ta, từ Quảng Nam - Đà Nẵng tới Khánh Hoà. Còn phân bố ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
Tính vị, tác dụng:Rễ cây có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, chống ho.
Công dụng: Dân gian dùng rễ sắc uống hoặc tán bột uống trị sốt, ho, kinh nguyệt nhiều.
No comments:
Post a Comment