Friday, 24 October 2014

ĐUÔI CHỒN MÀU-Uraria picta-cây thuốc nam

ĐUÔI CHỒN MÀU


Tên khoa học: Uraria picta (Jacq.) DC.; thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Mô tả: Cây dưới bụi, mọc đứng, 1-2m, có thân đơn, ít phân nhánh, có lông ngắn, lá có 5-7 lá chét hình dải, dài 7-15cm, rộng 0,7-2cm, cứng, dai, tròn ở gốc, thon hẹp tù ở đầu, mặt trên xám nhạt có đốm trắng, mặt dưới nhạt và có lông mềm; cuống lá có lông, lá kèm 10mm, hình tam giác rộng, tận cùng thành mũi dùi; lá kèm nhỏ 2mm. Cụm hoa chùm ở ngọn dày đặc hoa, dài 15-20cm, rộng 2cm. Hoa xếp từng đôi; lá bắc hình dải nhọn màu trắng, dài 10-15mm, sớm rụng. Hoa màu hồng hay lam nhạt. Quả màu đen đen, bóng láng, có 3-5 đốt dài khoảng 5mm, rộng 2,5mm, hạt màu đen khi chín.
Bộ phận dùng: Rễ (Radix Urariae Pictae).
Phân bố sinh thái:Loài phân bố rộng ở Phi châu nhiệt đới, Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Đông Dương, quần đảo Malaysia tới bắc úc Châu. Ở nước ta, thường gặp trong các đồi cỏ, trên bờ các sông, dọc đường đi, ở vĩ độ thấp, từ Hoà Bình cho tới Lâm Đồng, Đồng Nai.
Công dụng, cách dùng:Quả dùng chữa loét mồm của trẻ em (ở Punjab). Cây được xem như chống độc, dùng trị rắn cắn. Ở Trung Quốc, người ta sử dụng rễ cây xem như có tác dụng mát gan, yên tim, giúp tiêu hoá, giảm đau.

No comments:

Post a Comment