ĐUÔI CHỒN NAM BỘ
Tên khoa học: Uraria cochinchinensis Schindl.; thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Mô tả: Cây dưới bụi cao 0,6-1m, thân có lông phún vàng vàng. Lá chét 1, mỏng, có lông, hình tim, dài 7-11cm, rộng 5-8cm, hình tim ở gốc, nhọn sắc ở đầu, có lông lún phún ở cả hai mặt, gân bên 8-10 đôi; cuống 3-7cm, cuống nhỏ 2-4mm; lá kèm hình dùi, dễ rụng. Cụm hoa chùm ngắn, 10-15cm, ít rậm, phân nhánh, rồi thưa, phủ lông trắng; hoa nhỏ khó thấy trong cả cụm hoa lởm chởm; cuống hoa 2mm, về sau dài tới 2cm trên quả; lá bắc mau rụng; đài hình chuông, có lông mi; tràng hoa vàng vàng; bầu có 3-5 noãn. Quả có 3-5 đốt hình mắt chim, hơi có lông mềm, màu nâu, đốt hình khiên, hạt hình tim, 2,5mm.
Bộ phận dùng:Toàn cây (Herba Urariae Cochinchinensis)
Phân bố sinh thái:Loài gặp ở Campuchia, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc trên đất có đá, trong các rừng thông tới độ cao 500m, từ Ninh Thận (Cà Ná) tới Bà Rịa (Núi Dinh).
Công dụng, cách dùng:Ở Ninh Thuận, người ta sử dụng cây này trong y học dân gian, được xem như có tác dụng lọc máu.
No comments:
Post a Comment