Sunday 2 November 2014

HÀI NHI CÚC

HÀI NHI CÚC


Tên khoa học: Kalimeris indica (L.) Sch.Bip.; thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Tên đồng nghĩa: Boltonia indica (L.) Benth.
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao 30-70cm, phân nhánh ở phần trên, khá mảnh, có rãnh, có lông ngắn. Lá mọc so le, rất đa dạng, hình xoan ngược - thuôn, nguyên, nhất là các lá ở phía trên, hoặc có răng to, thon hẹp dài ở gốc, không cuống, nhọn và có mũi, dài 1,5-6cm, rộng 5-25mm, hơi có lông ráp trên cả hai mặt. Cụm hoa đầu màu lam lam, ở ngọn thân và các nhánh, xếp thành chuỳ dạng ngù, tạo thành trong tổng thể một ngù rộng dạng chuỳ và có lá; lá bắc 3-4 dây, các lá trong to hơn. Quả bế dẹp, hình xoan ngược, viền vàng, có lông mi ngắn ở trên, dài 1,7mm, rộng 1mm và hơn, có mào lông rất ngắn.
Bộ phận dùng:Toàn cây (Herba Kalimeridis).
Phân bố sinh thái:Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Việt Nam và Indonesia. Ở nước ta, cây mọc phổ biến ở miền Bắc, càng vào phía Nam càng hiếm dần.
Thu hái: Toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Tính vị, tác dụng:Vị cay, hơi ngọt, tính bình; có tác dụng trừ thấp nhiệt, tiêu thực tích, thanh nhiệt giải độc, tán kết tiêu thũng, lợi niệu.
Công dụng, cách dùng: Ở Trung Quốc, cây được dùng trị: 1. Viêm amygdal, viêm xoang miệng do nấm mốc, viêm họng; 2. Bụng trướng đau cấp tính; 3. Ghẻ lở, sái bầm tím, đau do làm lụng quá sức; 4. Chó dại cắn ở thời kỳ đầu; 5. Chảy máu mũi, chảy máu chân răng; 6. Viêm gan cấp tính; 7. Sản hậu đau bụng; 8. Đau răng; 9. Lâm ba cổ kết hạch; 10. Viêm tuyến vú cấp tính, viêm tai ngoài; 11. Trẻ em kinh phong sốt cao; 12. Trẻ em ăn uống không tiêu; 14. Ho, miệng khát; 15. Thổ huyết; 16. Viêm tinh hoàn cấp tính.
www.duoclieu.org

No comments:

Post a Comment