HẢI ĐỒNG NHIỀU HOA
Tên khác: Hắc châu nhiều hoa.
Tên khoa học: Pittosporum napaulense (DC.) Rehder & E.H. Wilson; thuộc họ Khuy áo (Pittosporaceae).
Tên đồng nghĩa: Pittosporum floribundum Wight et. Arii.; thuộc họ Khuy áo (Pittosporaceae).
Mô tả: Cây gỗ nhỏ; nhánh thường mọc chụm. Lá có phiến xoan ngược, đầu có khi có mũi dài như đuôi, không lông, gân rất mảnh, khó nhận, trừ ở mặt trên; mặt dưới nâu đo đỏ lúc khô, cuống 1-1,5cm. Ngù nhiều hoa ở ngọn, cao đến 10cm, nhánh dài 5-6cm; lá đài 5, cao 2,5mm; cánh hoa cao 7mm; nhị 5. Quả nang tròn, to 8mm; hột 4, đỏ, to 3,5mm. Cay ra quả tháng 3.
Bộ phận dùng: Vỏ cây và dầu (Cortex et Oleum Pittospori Floribundi).
Phân bố sinh thái:Loài của Ấn Độ, Việt Nam. Ở nước ta, cũng chỉ mới biết cây mọc ở núi Ngọc Linh, tỉnh Kontum.
Thành phần hóa học:Vỏ chứa glucosid đắng, tinh dầu.
Tính vị, tác dụng:Vỏ đắng, thơm, làm long đờm, hạ nhiệt, chống độc, gây mê. Dầu làm mát, bổ kích thích.
Công dụng, cách dùng:Ở Ấn Độ, vỏ dùng trị viêm phế quản và trị nọc độc của côn trùng và động vật. Dầu dùng trị một số bệnh ngoài da, dùng đắp ngoài trị bệnh thấp khớp, đau ngực và bệnh lao phổi, đau mắt, bong gân và bầm giập, đau dây thần kinh và phong hủi; đồng thời cũng được dùng trị bệnh về da, giang mai giai đoạn hai, thấp khớp mạn tính và phong.
www.duoclieu.org
No comments:
Post a Comment