Thursday 13 November 2014

HỒ CHI-Lespedeza juncea

HỒ CHI


Tên khác: Lẳng le.
Tên khoa học: Lespedeza juncea var. sericea (Thunb.) Lace & Hauech; thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Tên đồng nghĩa: Aspalathus cuneata (Dum. Cours.) D. Don; Hedysarum sericeum Thunb.; Lespedeza cuneata (Dum.Cours.) G.Don; Lespedeza sericea Benth.
Đặc điểm thực vật (Mô tả): Cây bụi mọc đứng cao 30-100cm, cành dài và mảnh, hơi có góc. Lá kép do 3 lá chét, dạng chót buồm, dài 10-30cm, rộng 2-5cm, cụt đầu và có mũi lồi ngắn ở đỉnh, thu hẹp lại tới gốc, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mềm màu tro; lá kèm hình mũi dùi. Hoa 1-2 (-6) cái ở nách lá, lá đài có 1 gân to, 2-3 gân nhỏ; cánh hoa màu hồng. Quả hình thấu kính, có vân nhăn nheo, khi già thì nhẵn, chứa 1 hạt. Cây ra hoa từ tháng 4-12
Bộ phận dùng: Rễ và toàn cây (Radix et Herba Lespedezae Junceae).
Phân bố sinh thái:Cây mọc trong các savan cỏ, các bãi cỏ, đất trống từ Lạng Sơn, Hà Bắc, Hoà Bình, Hà Nội, Ninh Bình tới tận Komtum.
Thu hái: Rễ và cây vào mùa hè, thu, rửa sạch, thái nhỏ, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Tính vị, tác dụng:Vị ngọt và đắng, tính bình, có tác dụng ích can minh mục, hoạt huyết thanh nhiệt, lợi niệu giải độc, tiêu viêm lợi tiểu, kích thích tiêu hoá, giảm ho, làm long đờm.
Công dụng: Thường được dùng chữa: 1. Trẻ em ăn uống kém và suy dinh dưỡng, viêm miệng; 2. Viêm dạ dày ruột, lỵ trực trùng; 3. Viêm phế quản mạn tính; 4. Viên gan hoàng đản; 5. Viêm thận phù thũng, bạch đới.
Liều dùng, cách dùng: Ngày 15-20g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị nhọt đầu đinh, bệnh nổi đơn, bệnh mụn rộp, cụm nhọt, rắn cắn; giã cây tươi đắp ngoài. Nhân dân ta cũng thường dùng cây chữa quáng gà, sốt rét, cam trẻ em (Cao Bằng); cũng dùng cây chữa bướu cổ (Lai Châu). Còn được sử dụng làm cây phân xanh và thức ăn gia súc.

No comments:

Post a Comment